Hướng Dẫn Phân Biệt Nhanh Sạc ZIN-FAKE đơn giản nhất

Ngày: 30/10/2021 lúc 21:19PM

   Sau nhiều năm bán Phụ Kiện ZIN, Shop Tí Chuột nhận thấy có rất nhiều khách hàng băn khoăn vấn đề làm sao để nhận biết được đâu là Sạc ZIN giữa rừng phụ kiện bán nhan nhản tại các cửa hàng ngoài đường.
   Có phải là Sạc ZIN là giá phải cao, hay sạc FAKE là giá rẻ ? Điều này là đúng, tuy nhiên làm sao xác định được mốc giá nào là hợp lý để phân giá cao thấp phân biệt. Vì không phải rẻ là không có hàng ZIN (trừ khi giá quá rẻ bèo bọt thì không tính), vì có 1 số cửa hàng nhỏ ít tốn các chi phí hơn các shop lớn nên giá thành sẽ tốt hơn để cạnh tranh.
 
   Shop TiChuot.Com đã tổng hợp 1 số đặc điểm nhận dạng bên ngoài dễ thấy nhất để so sánh & chỉ các bạn cách phân biệt trực quan, dễ thấy & dễ nhớ nhất.
   Ở đây shop lấy mẫu Sạc Samsung 2A là loại sạc thông dụng & có rất nhiều hàng FAKE nhất trên thị trường vì tính phổ thông của nó. Tuy nhiên có thể áp dụng để phân biệt cho Sạc của tất cả các hãng khác.

Đặc Điểm Nhận Dạng Bên Ngoài:

  1. Độ sắc nét của chữ in, màu mực có lem nhem hoặc font chữ xấu hay đẹp, có đúng font của hãng hay không ?
    - Ở đây ta thấy Sạc ZIN font chữ đẹp, đúng của hãng Samsung, mực in nét ko lem luốc hay nhòe, dễ đọc, in thẳng hàng & đều.


    - Logo hãng được sắc sảo, không lem luốc (riêng Samsung sau này làm cốc sạc nhám thì Logo ko in bằng mực nữa mà dập nổi 3D)

  2. Độ chi tiết hoàn thiện lắp ráp của sản phẩm ?
    Lõi USB sạc FAKE lắp cẩu thả, méo, có khi còn lắp ngược chiều, không theo quy chuẩn nào so với sạc ZIN. Chân tiếp xúc lõi USB bằng nhôm trắng dẫn điện kém hơn (Sạc ZIN chân đồng vàng, lõi nhựa vát cạnh sắc nét).

  3. Đối với sạc chân tròn nhỏ chuẩn Châu Âu EU / Việt Nam thì 2 chân sạc sẽ hơi khum lại vào nhau.
    Sạc FAKE thì 2 chân song song. Đây là điểm chung của tất cả các hãng có sạc kiểu chân tròn nhỏ chuẩn EU.

  4. Chân Sạc ZIN bằng hợp kim sáng bóng mịn, nhìn rất đẹp.
    Sạc FAKE thì chân bằng sắt tạp để giảm giá thành, nhìn vào thấy rất thô.

  5. Sạc FAKE chân cắm Hút nam châm.
    - Sạc ZIN do chân làm từ hợp kim nên không hút nam châm. Nếu dùng nam châm loại dặc biệt có lực từ hút mạnh thì sẽ cảm thấy có 1 lực hút rất nhẹ khi chậm nam châm vào chân sạc (do vẫn có 1 tỷ lệ sắt rất nhỏ trong hợp kim) , nhưng vẫn ko đủ dính chặt nổi vào chân.
    - Còn Sạc FAKE thì chỉ cần để nam châm ở xa sạc nhưng vẫn có khả năng tự hút kéo nam châm rất mạnh.
    Đây là điểm nhận dạng dễ thấy nhất
    .

Cấu tạo bảng mạch MainBoard:

  1. Số lượng & chất lượng của các linh kiện.
     Sạc FAKE do đi theo hướng giá rẻ nên các linh kiện bên trong sẽ bị cắt giảm đi cả về số lượng lẫn chât lượng. 1 số moule bảo vệ an toàn cũng bị cắt bỏ & tối giản. Vì vậy sạc FAKE có nguy cơ cháy nổ cao hơn Sạc ZIN do mất đi phần bảo vệ.

  2. Độ cao cấp & chi tiết của bảng mạch.
    Bảng mạch Sạc ZIN được thiết kế kĩ lưỡng, luôn có đầy đủ thông số tên, ngày SX, phiên bản của mạch, được in chi tiết tren MainBoard.
    Ngoài ra còn được phủ keo tản nhiệt & chống chạm chập trên các linh kiện nhạy cảm.

     

Nguyễn Minh Đăng
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục